Chúng Ta Biết Gì Về Đi Patin

Chúng Ta Biết Gì Về Đi Patin

Sẽ rất thích thú biết bao khi ngắm nhìn những bạn bè cùng lứa trượt vi vu trên đôi giày patin mà ta không dám đi ấy! Sẽ thật may mắn biết bao nếu ta được hướng dẫn và tự mình có thể chơi được môn thể thao đang thịnh hành này? Làm sao để chứng minh cho ba mẹ thấy rằng đây là môn thể thao dễ chơi dễ học? Bài viết sau đây chính là bí quyết để các bạn biết thêm về học đi patin.
Sẽ thật thiếu xót nếu như đi patin mà lại bỏ qua vấn đề về sân trượtCó thể nói, sân trượt chính là yếu tố tiên quyết để thành công trong việc đi patin. Bạn sẽ chẳng đi patin được nếu tập đi những ngày đầu ở một nơi lát toàn gạch men láng bóng, không có ma sát cao hoặc ở một nơi chỉ toàn đất đá, địa hình gồ ghề. Muốn học đi patin nhanh chóng, tốt nhất các bạn nên chọn đi ở một bãi có rộng, bằng phẳng, ở sân công viên, hoặc có điều kiện hơn là ở sân patin có thiết kế chuyên dụng với môn thể thao này. Với lợi thế và diện tích và chất lượng sân của những nơi như thế, sẽ thuận lợi hơn rất nhiều để tập những bước đầu, giữ thăng bằng. Cùng với đôi patin ưng ý nhất, thành công của bạn sẽ đến nhanh hơn trong một môi trường thích hợp.
Bắt đầu việc trượt sẽ là mang giày. Bạn đừng bỏ qua bước này vì ở đây đòi hỏi những chi tiết rất nhỏ nhưng lại quan trọng và có ảnh hưởng tới việc trượt. Mang giày đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật là mang giày sao cho ôm chân, cố định được cổ chân chắc chăn, các khóa hay nút thắt phải làm thật chắc chắn và an toàn để tránh bị bung khóa, bị tuột dây gây vấp ngã không đáng. Kèm với đó là những dụng cụ bảo vệ chuyên dụng. Cần bảo vệ đầu bằng nón, bảo vệ chân ở đầu gối và khủy tay, bàn tay bằng bộ bảo hộ 3 món. Nếu các bước chuẩn bị cẩn thận như vậy bạn đã sẵn sang bước vào tập luyện.
Sau khi đi giày, việc tiếp theo là giữ cân bằng toàn thân.
Với các bạn mới chơi, khi đứng thân người sẽ không quá thẳng mà hơi cong về phía trước. Tập đứng như vậy để lấy được thế lúc mới tập, bạn sẽ làm chủ được trọng tâm. Sau một thời gian bạn có thể đứng thẳng  mà không cần phải lo sợ ngã người ra các hướng!
Bộ phận quan trọng thứ 2 đó là mắt. Mặt không được nhìn xuống mặt đất, không được ngó sang những đối tượng khác. Mắt phải luôn hướng về phía trước, chú ý quan sát đường trượt, chướng ngại vật… Từ đó tập phản xạ khi gặp sự cố, làm chủ được đường trượt không bị bất ngờ.
Song song với sự cân bằng của cơ thể chính là đầu gối và chân. Đầu gối cũng phải tuân thủ quy tắc như thân nguời đó là không được quá thẳng mà hơi chùn nhẹ xuống, đồng thời phải thoải mái không quá cứng ngắt để khó làm chủ được tư thế. Kết hợp đó là từ cẳng chân xuống phải đứng rộng ngang vai, hơi cong về trước để gặp ổ gà sớm giữ được trọng tâm, không bị tai nạn.

Sau khi đi qua các bước cơ bản đi thẳng, chúng ta tiến hành tập cách rẽ. Nghiêng toàn bộ cơ thể, trọng tâm dồn vào chân ở phía trong. Chân trong hơi chùn xuống và chân ngoài đẩy nhẹ để giúp bạn rẽ dễ dàng hơn. Ở những người mới tập có một lỗi cơ bản khiến họ không nghiêng được đúng chuẩn chính là chỉ nghiêng chân mà không nghiêng toàn thân. Như vậy, khi di chuyển phải chú ý đến những yêu cầu kĩ thuật cơ bản để không ảnh hưởng kết quả luyện tập.
Cuối cùng trong các bước tập chính là phanh. Phanh đúng cách sẽ tránh được rủi ro chấn thương do không may bị ngã. Thường người mới tập thì đây là vấn đề rất khó với họ. Tâm lí sợ té, chông chênh khiến bạn không làm chủ được đôi giày, không nhớ đến các nguyên tắc cơ bản. Nhưng nó rất đơn giản, chỉ cần chú ý đến chân trước và chân sau. Chân sau hơi chùn và lấy làm trọng tâm, chân phanh đằng trước thì ngửa lên để tì cái phanh xuống và phanh. Những học viên mới thì tập kiểu phanh này làm cơ bản trước, sau này khi thành thạo, với sự luyện tập lâu dài cùng trao đổi giữa cộng đồng slider thì có thêm những kiểu phanh quay, song song,… đẹp mắt hơn.

chung ta biet gi ve di patin

Bất cứ cái gì cũng có những khó khăn ban đầu chỉ cần chúng ta kiên trì và có kiến thức kĩ năng cơ bản thì không còn gì trở ngại nữa. Bây giờ đừng ngại thích chơi patin mà không biết đi như thế nào nữa nhé, rất đơn giản, đi mua giày và tập thôi!